Ông Trần Tuấn Tú và bà Dương Thị Minh Châu (giữa) tại chương trình giao lưu trực tuyến sáng 13-11 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Ông Trần Tuấn Tú và bà Dương Thị Minh Châu (giữa) tại chương trình giao lưu trực tuyến sáng 13-11 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 41 Luật Việc làm 2013 thì các nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như sau:
Theo đó, nguồn hỗ trợ của Nhà nước vào Qũy bảo hiểm thất nghiệp là từ ngân sách nhà nước và mức hỗ trợ vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Nhà nước hỗ trợ tối đa bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp? (Hình từ Internet)