Hộ Kinh Doanh Cá Thể Có Phải Là Doanh Nghiệp Không Vì Sao Không

Hộ Kinh Doanh Cá Thể Có Phải Là Doanh Nghiệp Không Vì Sao Không

Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn đỏ không? Phân biệt hoá đơn đỏ (hoá đơn giá trị gia tăng) với hoá đơn bán hàng. Hướng dẫn cách thức xuất hoá đơn của hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn đỏ không? Phân biệt hoá đơn đỏ (hoá đơn giá trị gia tăng) với hoá đơn bán hàng. Hướng dẫn cách thức xuất hoá đơn của hộ kinh doanh.

Không phải đăng ký hộ kinh doanh nếu làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống?

Nội dung này đề cập tại dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh đang được lấy ý kiến.

Dự thảo Nghị định đưa ra 02 phương án quy định về các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh để lấy ý kiến rộng rãi, gồm:

Phương án 1: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Phương án 2: Bỏ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và sửa các quy định có liên quan để làm rõ quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh của cá nhân, thành viên hộ gia đình.

Tại Dự thảo Nghị định này quy định về các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh được thiết kế theo Phương án 1, bao gồm các khoản 4, khoản 5 Điều này:

“4. Các trường hợp đối tượng sau đây không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

b) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

c) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

đ) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

e) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

g) Hoạt động kinh doanh thời vụ;

h) Làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

5. Trường hợp có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh, các đối tượng tại khoản 4 Điều này được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.”

Như vậy, đối tượng làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh mới chỉ là đề xuất.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh karaoke, massage phải nộp những loại thuế nào?

Theo quy định về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, có 4 loại thuế hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke phải nộp:

*Lưu ý: Nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có Doanh thu tính thuế từ 100tr/năm trở xuống thì KHÔNG phải nộp các loại Thuế môn bài, GTGT, TNCN.

Quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh

Hiện hành, tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Xem thêm nội dung tại dự thảo Nghị định về hộ kinh doanh.

Cách tính thuế cho hộ kinh doanh karaoke

Hộ gia đình kinh doanh karaoke trả tiền thuế môn bài hàng năm, mức đóng căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng. Cụ thể như sau:

Ví dụ: Tổng thu nhập năm 2021 của hộ gia đình ông A từ việc kinh doanh karaoke là 120 triệu đồng, vậy bình quân mỗi tháng là 10 triệu đồng (>1.500.000).  Suy ra, mức thuế môn bài kinh doanh karaoke cả năm của hộ gia đình ông A là 1.000.000 đồng.

Theo quy định, nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế trên 100 triệu/năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.

Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh karaoke phải nộp:

Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu khoán: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Karaoke thuộc nhóm danh mục ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu nên:

Doanh thu tính thuế được xác định như sau:

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Nghĩa là: Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế:

Thì doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.

Thuế tiêu thụ đăc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế TTĐB

Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và karaoke, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (Ví dụ: tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).

*Lưu ý: Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.”

Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh dịch vụ karaoke, giá dịch vụ hát karaoke 1h là 50.000 đồng, thuế thu nhập đặc biệt với dịch vụ karaoke của hộ kinh doanh ông A như sau:

Giá tính thuế thu nhập đặc biệt = 50.000 / (1+ 30%) = 38.461 đồng;

Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke = 38.461 x 30% = 11.538 đồng;

Với mức giá dịch vụ hát karaoke là 50.000 đồng/h, thì gia đình ông A đóng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là: 11.538 đồng. Dựa vào căn cứ tính thuế như trên bạn có thể xác định được mức thuế phải đóng cho công ty của mình.

Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, tỉ lệ số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN so với số phải thu đã giảm dần qua từng năm. Nếu như năm 2016 tỉ lệ này là 3,75% thì đến hết năm 2022 giảm xuống còn 2,91% (tương ứng hơn 13.000 tỉ đồng), thấp nhất từ trước đến nay. Trong số tiền nợ tại các đơn vị không có khả năng thu hồi (giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn) là hơn 3.100 tỉ đồng.

Mặc dù số tiền chậm đóng giảm, thế nhưng số đơn vị chậm đóng lại tăng. Nếu như năm 2021 có hơn 26.600 đơn vị chậm đóng BHXH, thì năm 2022 tăng lên hơn 31.800 đơn vị, trong 6 tháng của năm 2023 đã có 32.700 đơn vị chậm đóng.

Công nhân một doanh nghiệp tai TP HCM ngừng việc vì bị nợ BHXH, BHYT, BHTN

Một số địa phương có số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cao, gồm: TP HCM hơn 4.328 tỉ đồng, Hà Nội hơn 4.081 tỉ đồng, Hải Phòng trên 650 tỉ đồng, Thanh Hoá trên 459 tỉ đồng, Bình Dương trên 412 tỉ đồng…

Để hạn chế tình trạng nợ, giai đoạn 2016-2023, ngành BHXH đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đôn đốc thu hồi nợ. Đặc biệt là chú trọng việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành, qua đó xử phạt vi phạm hành chính và lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các đơn vị có các hành vi vi phạm về đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Cụ thể, cơ quan BHXH đã ban hành hơn 4.252 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT, BHTN với số tiền xử phạt là 217,9 tỉ đồng; gửi 378 hồ sơ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự về hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những vướng mắc về cơ chế chính sách cũng như thực tiễn thực hiện, cụ thể:

Điều 216 Bộ Luật hình sự quy định, hành vi cấu thành tội trốn đóng là hành vi "Không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định" và "Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm".

Tuy nhiên, khi áp dụng quy định để xử lý hình sự thì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng hành vi đã bị xử phạt là hành vi "không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định". Quan điểm khác lại xác định hành vi đã bị xử phạt phải là hành vi "trốn đóng" và việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn đóng là một trong những điều kiện để khởi tố đối với tội danh này.

Người lao động viết đơn khởi kiện doanh nghiệp đòi nợ BHXH

Cơ quan BHXH đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định hành vi trốn đóng để xử phạt vi phạm hành chính. Mặc dù, việc xử phạt hành chính đối với hành vi trốn đóng đã được quy định tại đểm a, khoản 7 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 80 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP nhưng không có văn bản nào quy định rõ khái niệm thế nào là "trốn đóng" do vậy không có cơ sở xác định yếu tố lỗi để xử phạt hành chính về hành vi "trốn đóng" làm cơ sở, tiền đề cho việc xử lý hình sự.

Thực tế cho thấy, hiện trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính cơ quan BHXH chỉ có thể xác định là không đóng hoặc đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN và đóng không đúng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN quy định … mà không đủ công cụ, phương pháp (như cơ quan điều tra) để xác định được các hành vi đó là trốn đóng hay không phải trốn đóng cũng không chứng minh được người có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cố ý và có hành vi gian dối và bằng thủ đoạn như hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết số 05/2019/NQ- HĐTP.

Ràng buộc của việc xử lý hình sự đối với hành vi trốn đóng là việc đã bị xử lý hành chính mà còn tiếp tục vi phạm. Trong xử lý hành chính về đóng BHXH, BHYT, BHTN chủ thể bị xử lý là người sử dụng lao động, hầu hết là pháp nhân (rất ít người sử dụng lao động là cá nhân).

Hiện nay, chưa có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT đối với người quản lý, điều hành, người đại diện theo pháp luật của đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, nếu xử lý hình sự theo Điều 216 phải xử lý với pháp nhân (không xử lý được cá nhân). Mặc dù, việc quy định pháp nhân thương mại là chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là tiến bộ, tuy nhiên việc xử lý hình sự hướng tới chủ thể này mang tính trách nhiệm chung và chỉ có thể áp dụng hình phạt tiền nên hạn chế tính răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm của pháp luật.

BHXH Việt Nam đã và đang tích cực kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý vi phạm về trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN tạo sự đồng bộ giữa các quy định pháp luật hành chính và pháp luật hình sự trong việc xử lý các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã bổ sung một số nội dung, quy định rõ hành vi chậm đóng, trốn đóng, gia tăng hình phạt đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH như: phạt tiền theo ngày, trường hợp đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo BHXH bắt buộc phải đóng từ 6 tháng trở lên thì ngừng sử dụng hóa đơn, từ 12 tháng trở lên hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật,.. nhằm giảm, hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.