Quảng Trường 19/8

Quảng Trường 19/8

Các em học sinh lớp 1 tại TP.HCM trong ngày khai giảng năm học 2023 - 2024 - Ảnh: MỸ DUNG

Các em học sinh lớp 1 tại TP.HCM trong ngày khai giảng năm học 2023 - 2024 - Ảnh: MỸ DUNG

Dự kiến học sinh TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

Theo kế hoạch này, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (Tết Ất Tỵ) của học sinh bắt đầu từ ngày 25-1 đến hết ngày 2-2-2025 (từ 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng âm lịch). Như vậy, học sinh TP.HCM có thể nghỉ Tết Ất Tỵ tối đa 9 ngày.

Lịch sử hình thành và kiến trúc của quảng trường Gwanghwamun

Gwanghwamun là quảng trường đẹp nhất ở thủ đô Seoul, nơi có bức tượng của vua Sejong – vị vua thứ tư và được kính trọng nhất của triều đại Joseon, là tác giả của bảng chữ cái Hangeul Hàn Quốc, tượng tướng Lee Sun Shin và đài phun nước tuyệt đẹp.

Gwanghwamun Square được chia làm 6 khu vực chính, tại trung tâm là hai bức tượng vua Sejong và tướng Lee Sun Shin, bên cạnh đó là đài phun nước ma thuật nhiều màu sắc.

Không gian thư giãn giữa lòng thành phố chính là quảng trường Gwanghwamun (Quang Hóa môn) nằm tại ngã tư của đường Sejong, thủ đô Seoul. Từ sau khi khánh thành vào ngày 1/8/2009, bình quân mỗi ngày có tới hơn 50 nghìn người qua lại nơi đây. Với quy mô rộng 34 mét, dài 557 mét, quảng trường đã trở thành một không gian xanh ở trung tâm thành phố, ôm giữ những câu chuyện lịch sử của Seoul. Có thể nói Hàn Quốc có quảng trường Gwanghwamun cũng giống như Pháp có đại lộ Champs-Élysées hay Trung Quốc có quảng trường Thiên An Môn vậy.

Trước khi được xây dựng, quảng trường là trục đường trung tâm với 16 làn đường xe chạy hai chiều. Từ khi quảng trường xuất hiện, chỉ còn lại 10 làn đường để dành chỗ nghỉ ngơi, thư giãn cho người dân. Điểm nhấn của quảng trường chính là lấy con người làm trung tâm, và chứa đựng ở đó những yếu tố lịch sử. Jang Yoon-hee, chủ nhiệm Khu chuyên trách phát triển đô thị của chính quyền thành phố Seoul cho biết: “Đường Sejong có quảng trường Gwanghwamun là con đường tượng trưng cho đất nước với bề dày lịch sử hơn 600 năm. Thời kỳ vương triều Joseon, con đường này được gọi là đường Yukjo, hay đường của 6 bộ vì nó nằm giữa một bên là Uijeongbu (Nghị Chánh Phủ) cơ quan hành chính tối cao và một bên là Yukjo (Lục Tào), 6 bộ quan thuộc chính quyền trung ương bấy giờ. Mang ý nghĩa là con đường có thần Chu Tước (một linh vật có tượng hình là con chim màu đỏ gần giống Phượng hoàng) bảo hộ cho đất phương Nam, đường Yukjo nằm án ngữ ngay trước hoàng cung, là không gian để vua tôi, quần thần tụ họp. Quảng trường Gwanghwamun hiện nay khôi phục lại không gian lịch sử của đường Yukjo xưa, giữ được cảnh quan nối từ cung Gyeongbok đến núi Bugak của Seoul, tượng trưng cho đất nước Hàn Quốc và thủ đô Seoul với 600 năm lịch sử. Đây là một quảng trường tiêu biểu lấy con người làm trung tâm, cổ vũ cho niềm tự hào của người dân thành phố. Tất nhiên, nó cũng được xây dựng để nâng cao sức cạnh tranh của thành phố và phát triển du lịch.”

Gwanghwamun xây dựng lần đầu vào năm 1395. Nó vốn từng bị cháy trong chiến tranh xâm lược của Nhật Bản năm Nhâm Thìn (1592), được trùng tu rồi lại bị tàn phá hư hại trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950, và đến năm 1968 được xây lại nhưng là cửa bằng bê-tông. Phải hơn 250 năm sau thì Gwanghwamun mới được xây dựng lại và chính thức mở cửa đón những đợt khách tới tham quan đầu tiên năm 2010 sau dự án trùng tu trị giá tới 45 tỷ. Trên phần tường đắp đá của Gwanghwamun sẽ có 3 cửa vòm, cửa chính giữa là cửa dành cho vua, và cửa 2 bên là cho các quần thần qua lại. Hướng dẫn viên văn hóa du lịch của Gwanghwamun Park Su-beom giải thích: “Năm 1392, triều Goryeo bị diệt vong, đến thời Joseon, năm 1394, khi chuyển kinh thành về Hanyang (Hán Dương, nay là Seoul), vua mới sai văn thần là Jeong Do-jeon xây thành quách ở đó. Seoul hiện nay vốn có 4 ngọn núi nhỏ. Sau cung Gyeongbok là núi Baegak, bây giờ là gọi là Bugak. Lấy ngọn núi này làm tâm, thì phía Nam có núi Mongmyeon, phía Tây là núi Inwang, phía Đông là núi Naksan. Có tới 18,5 km tường thành được xây quanh ngọn núi này, nên tất nhiên là phải có cửa thành. Cửa chính của cung Gyeongbok là Gwanghwamun. Nói tóm lại, thì Gwanghwamun là trung tâm văn hóa và chính trị của triều đại Joseon.”

Đường Sejong là nơi có quảng trường trước cửa Gwanghwa hiện nay. Vào thời kỳ Joseon, đường này được gọi là “Đường Yukjo (Lục Tào)” có nghĩa là Lục Bộ, hay “Đường Haetae (con Giải Trại)”, “Đường Bigak (Gác bia)”. Rồi đến thời Nhật thuộc nó lại được đặt tên theo kiểu Nhật là Gwanghwamuntong (Quang Hóa môn Thông). Từ năm 1946, sau khi Hàn Quốc được giải phóng, đường được đổi tên thành đường Sejong như hiện nay. Đường Yukjo chính là một trung tâm hành chính của thời kỳ Joseon xưa. Hướng dẫn viên Park Su-beom giải thích: “Yukjo là nơi các vị đại thần quan lại giúp đỡ cho công việc chính trị của vua. Vì vậy, ở đây có 6 bộ quan là Ijo (Lại Tào), Hojo (Hộ Tào), Yejo (Lễ Tào), Byeongjo (Binh Tào), Hyeongjo (Hình Tào), Gongjo (Công Tào). Ngoài ra, ở đoạn giữa có Saheonbu (Ti Hiến Phủ), cơ quan bàn luận về chính sự, gìn giữ phong tục, điều tra quan lại, có Saganwon (Ti Gián Viện) cơ quan thảo luận chính sự và can ngăn và chỉ ra những sai lầm của vua. Phía trước bộ quan Ijo (Lại Tào) lại có cơ quan tối cao về hành chính là Uijeongbu (Nghị Chánh Phủ). Bên cạnh đó là Hanseongbu (Hán Thành Phủ), một quan nha lo về tư pháp và hành chính của kinh thành, và Giroso (Kì Lão Sở) nơi bàn bạc của các văn thần nhiều tuổi. Tất cả các cơ quan trọng yếu đều tập trung tại đây và lúc bấy giờ mọi tòa nhà đều chỉ có 1 tầng. Như vậy, đây là địa điểm quan trọng nhất về chính trị lúc bấy giờ.”

Thời kỳ Joseon, phía bên phải cửa Gwanghwa là Uijeongbu (Nghị Chánh Phủ), cơ quan tối cao đại diện cho triều đình phong kiến, phía dưới là một loạt các cơ quan như bộ Lại, bộ Hộ, Hán Thành Phủ, đơn vị hành chính của kinh thành nay là Seoul. Phía bên trái là bộ Lễ, bộ binh, Ti Hiến Phủ, cơ quan bàn về chính sự, điều tra quan lại, Trung Xu Viện, cơ quan lo xuất nhập tiền tệ, vật phẩm và binh khí. Đường Yukjo trước kia, nay được đánh dấu bằng gạch lát vỉa hè đặc biệt trên quảng trường Gwanghwamun còn vị trí các dinh thự, quan nha xưa thì được đặt bằng những phiến đá.

Hai bên quảng trường có hai đường nước chảy rộng chừng 1 mét. Có những hàng chữ được khắc trên nền đá màu đen ở phía dưới đáy, ghi những mốc lịch sử kể từ khi vương triều Joseon được thành lập. Cởi bỏ giày dép, chạm chân xuống dòng nước lịch sử và từ từ cất bước… chúng ta sẽ đến trước bức tượng đồng vua Sejong. Vị vua khoác lớp áo vàng trông sáng chói dưới bầu trời trong xanh. Bức tượng đồng cao 6,2 mét, bề ngang 4,3 mét đặt trên bệ cao 4,2 mét. Sejong là một vị vua tiêu biểu trong 27 vị vua của triều Joseon, người sáng tạo ra chữ Hàn-Hangeul và đóng góp nhiều vào việc xây dựng bản sắc dân tộc. Ông đã phát triển đất nước về các mặt khoa học, văn hóa nghệ thuật và đặt nền tảng vững chắc để triều đại Joseon có thể hưng thịnh được trong hơn 500 năm. Phải chăng vì vậy mà bức tượng đức vua mới có một tay cầm sách, một tay đưa ra hướng về thế gian, thể hiện hình ảnh của một vị quân chủ ôn hòa, luôn lắng nghe nhân dân. Chủ nhiệm Jang Yoon-hee cho biết: “Tượng vua Sejong trông không nghiêm khắc mà toát nên vẻ mềm mại, đưa lại hình ảnh của vị vua am hiểu dân chúng. Đặc biệt tượng vua ở dáng ngồi trên ngai vàng, tay trái cầm cuốn “Huấn dân chính âm” (cuốn sách về sự ra đời của chữ cái tiếng Hàn và cách sử dụng), tay phải nhẹ nhàng đưa lên, biểu hiện tinh thần vua đang bảo ban quần thần phổ cập rộng rãi cuốn sách cho người dân học chữ Hàn. Vì vua qua đời ở tuổi 54, nên tượng thể hiện dung nhan của vua ở tuổi khoảng 45, khi ông đang dồn tâm huyết cho công việc.”

Phía trước tượng vua Sejong là các di vật có liên quan đến vị vua này. Đó là Honcheonui (Hồn thiên nghi), đồng hồ thiên văn đo chuyển động của thiên thể, Cheukugi (Trắc vũ khí), dụng cụ đo lượng mưa, đồng hồ mặt trời và các vật tạo hình về con chữ Hàn được nhà vua sáng chế. Phía sau bức tượng có 6 cột trụ ghi công đức nhà vua và có một cánh cửa nhỏ đang chào đón du khách vào xem. Qua cửa này, xuống tầng hầm thứ 2, chúng ta sẽ thấy một tấm biển đề chữ “Câu chuyện về vua Sejong” giữa các họa tiết hoa văn ngũ sắc sặc sỡ. Đây chính là không gian triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của đức vua.

Triển lãm “Câu chuyện về vua Sejong” gồm 6 gian, cho thấy cuộc đời, quá trình sáng tạo ra chữ Hàn của vua Sejong, cũng như các thành quả khoa học, nghệ thuật do đức vua đem lại. Chuyên viên khoa học nghệ thuật Yoo Bo-eun giải thích: “Địa điểm “Câu chuyện về vua Sejong” giúp người dân có thể dễ dàng hiểu về việc sáng tạo ra chữ Hangeul, một công lao to lớn của vua Sejong. Đây là một vị vua nổi tiếng, đã phát triển được đất nước về nhiều mặt như văn hóa, kinh tế vào giai đoạn nửa đầu thời kỳ Joseon. Khách tham quan có thể trực tiếp trải nghiệm chương trình in lăn kỹ thuật số, sử dụng kỹ thuật số để thực hiện làm sách theo phương pháp truyền thống.”

Vua Sejong được xem là người đã đem lại sự phục hưng của khoa học nghệ thuật thời Joseon. Du khách phát biểu cảm tưởng về vị vua anh minh này: “Rất thú vị! Thật đẹp vì đây là một phần văn hóa của Hàn Quốc. Việc sáng tạo ra chữ Hàn của vua Sejong thật là thần kỳ. Tôi ngạc nhiên vì chữ Hàn đã được bảo tồn, duy trì qua nhiều thời đại đến vậy.”; “Tôi thấy tự hào khi biết bộ tộc Cia-Cia của Indonesia sử dụng chữ Hàn. Tôi được biết thêm nhiều về công lao của vua Sejong. Chuyến tham quan ở đây rất hữu ích. Xem lướt qua thì không biết được, nhưng xem lần lượt từng cống hiến của vua, tôi mới thấy ông thật vĩ đại, có thể tự hào về ông trước mọi quốc gia.”

Sau khi kết thúc triển lãm về vị thánh quân của triều Joseon, đi tiếp theo hướng ngã tư đường Sejong, chúng ta sẽ còn gặp một bức tượng đồng khác nữa. Đó chính là tượng của Đô đốc Trung Vũ Công Yi Sun-shin có dáng vẻ oai nghiêm, lẫm liệt. Hướng dẫn viên Park Su-beom giới thiệu: “Khi Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc năm Nhâm Thìn, 1592, Yi Sun-shin là vị tướng nổi tiếng với 23 trận đánh toàn thắng. Trong trận cuối cùng, trận Hải chiến Noryang, ông đã đánh địch đến cùng chỉ với 12 chiếc thuyền và đã bị trúng tên. Nhưng ngay cả khi đó ông cũng dặn là “Nếu ông chết thì đừng để quân giặc biết”. Qua đời ở tuổi 54, nhưng vị đô đốc này đã có tới 23 trận thắng.”

Trung Vũ Công Yi Sun-shin là danh tướng tài ba, tiêu biểu của thời Joseon. Bức tượng của vị đô đốc hải quân được dựng lên năm 1968. Tượng cao 6,5 mét với hình tướng quân tay phải cầm kiếm, dưới chân là chiếc thuyền rùa Geobukseon. Thời gian trôi đi, và bức tượng có dáng vóc oai nghiêm này đã trấn giữ trung tâm thành phố Seoul được tới 42 năm rồi. Ngay dưới chân tượng hiện là một hệ thống đài phun nước với những tia nước trào lên mát mẻ. Đây là Đài phun nước 12-23, với ý nghĩa của con số 12 chỉ vào 12 chiếc thuyền của Trung Vũ Công Yi Sun-shin đã đánh được 133 chiến thuyền của Nhật trong trận chiến Myeongryang. Còn số 23 tượng trưng cho 23 trận toàn thắng của vị tướng quân.

Đài phun nước gồm có 135 chiếc vòi sủi bọt, phun nước cao 2 mét, là hình tượng hóa của những làn sóng biển và 228 chiếc vòi phun nước thẳng, cao 18 mét. Có 364 đèn chiếu led được lắp đặt ở miệng vòi phun, đem lại sắc màu rực rỡ cho quảng trường Gwanghwamun về đêm.

Gian triển lãm về Trung Vũ Công được xây dựng dưới tầng hầm của Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Sejong. Trên diện tích hơn 2000 mét vuông, vốn là bãi đỗ xe xưa, du khách giờ đã có thể đọc những ghi chép của tướng Yi Sun-shin trong cuốn “Loạn trung nhật ký”, cuộc đời và lịch sử các trận thủy chiến trong 7 năm của vị tướng tài ba này. Khu triển lãm “Câu chuyện về Trung Vũ Công” còn có nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị. Chuyên viên khoa học nghệ thuật Yoo Bo-eun cho biết: “Tại khu “Câu chuyện về Trung Vũ Công”, trước hết phải kể đến trải nghiệm vũ khí thủy quân. Đây là chương trình trải nghiệm, trực tiếp bắn Thiên Tự Súng Đồng, một vũ khí thủy quân tiêu biểu xưa. Ngoài ra còn có trải nghiệm Gyeokgun, tên gọi của lính chèo thuyền xưa, qua đó, du khách được trực tiếp chèo thuyền. Mọi người cũng có thể vào bên trong thuyền rùa và cũng có chương trình trải nghiệm về viết bút truyền thống dành cho người nước ngoài, cho họ viết tên bằng chữ Hangeul. Tóm lại, ở đây có nhiều chương trình cho du khách nước ngoài tham quan vui vẻ.”

Triển lãm về Trung Vũ Công trở thành một không gian sống động, giúp cho khách tham quan có thể hiểu và cảm nhận được lịch sử. Đặc biệt tại hai điểm triển lãm “Câu chuyện về vua Sejong” và “Câu chuyện về Trung Vũ Công” đều có hệ thống hướng dẫn âm thanh bằng 4 thứ tiếng là tiếng Anh, Nhật, Trung và tiếng Tây Ban Nha. Thời gian mở cửa của 2 địa điểm này là từ 10h30 phút sáng cho đến tận 10h30 phút tối.

Gwanghwamun (Quang Hóa môn) là cửa phía Nam và cũng là cửa chính của cung Gyeongbok. Thời kỳ Joseon, phía ngoài cửa này chính là đường Yukjo một trục trung tâm hành chính, chính trị xưa. Con đường lịch sử mang tên Yukjo chỉ vào 6 bộ quan này, giờ đây đã thay đổi diện mạo, trở thành quảng trường Gwanghwamun. Đây là nơi lưu giữ lịch sử 600 năm của thành phố Seoul và đưa lịch sử này đến với cả thế giới.

Cách di chuyển đến quảng trường Gwanghwamun

Nằm ở ngã ba đường Sejongno về phía bắc, để đi đến quảng trường Gwanghwamun thì thật đơn giản, bạn chỉ cần ra ga Gwanghwamun và đi tàu điện ngầm trên đường số 5, cửa ra số 2, 3, 4, 7, 9 hoặc chọn lựa di chuyển bằng xe buýt số 707, 700 9714, 9709, 9703, M7106, M7111.

Giờ mở cửa và vé tham quan quảng trường Gwanghwamun

Quảng trường Gwanghwamun được mở cửa suốt ngày đêm và miễn phí vé vào cửa đối với tất cả các du khách tham quan. Buổi tối chính là thời điểm tập trung đông đảo du khách lui tới đây nhất vì lúc này những “đài phun nước ma thuật” sẽ hoạt động làm cho không gian nơi đây vô cùng lung linh, bắt mắt.

Quảng trường Gwanghwamun lung linh sắc màu về đêm

Quảng trường Gwanghwamun là điểm du lịch lớn thu hút sự quan tâm của khách bộ hành và du khách với hội chợ từ thiện lớn và các sân khấu biểu diễn ngoài trời. Các du khách có thể vừa mua bán hàng hóa tại chợ và thưởng thức các chương trình biểu diễn truyền thống Hàn Quốc cùng một lúc tại đây. Hãy đến Gwanghwamun và tận hưởng một ngày cuối tuần thật náo nhiệt, vui vẻ.

Các điểm tham quan khác gần quảng trường Gwanghwamun

Quảng trường Gwanghwamun rất gần với nhiều bảo tàng, đền thờ và cung điện khác nhau, nhưng có lẽ nổi bật nhất là cung điện Gyeongbokgung và cung điện Deoksugung – top những cung điện cổ kính, lớn nhất ở Hàn Quốc.

Quảng trường Gwanghwamun là quảng trường lớn và đẹp nhất thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nơi đây thường xuyên tập trung rất nhiều du khách đến tham quan. Quảng trường Gwanghwamun là quảng trường lớn và đẹp nhất thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Phía trước cửa chính của quảng trường là bức tượng vua Sejong – vị vua thứ tư và là vị vua vĩ đại nhất dưới thời Joseon, người đã sáng tạo ra Hangul (bảng chữ cái Hàn Quốc) được sử dụng phổ biến ngày nay, và phía sau lưng là Cố cung Gyeongbok – Cung điện chính trong 5 cung điện ở Seoul. Đặc biệt, tượng Tướng quân Lee Sung Shin mới là bức tượng đứng đầu ở Gwanghwamun này, bởi ông là người có đóng góp to lớn trong chiến thắng quân Nhật với việc chế tạo thành công chiếc thuyền rùa. Gwanghwamun có một điểm khá độc đáo thu hút du khách khi hai bên quảng trường là những tòa cao ốc mới hiện đại, đối lập với một quảng trường cổ kính. Điều đó làm cho du khách tạm thời quên đi khoảng cách của không gian và thời gian, cũng như sự thay đổi của các thế hệ, hay sự khác biệt trong phong cách kiến trúc cổ xưa với hiện đại. Quảng trường Gwanghwamun phân chia thành 6 khu vực chính, khu trung tâm là hai bức tượng vua Sejong và tướng Lee Sun Shin nằm trên trục đường thẳng hướng về phía Namdaemun. Ngoài ra, quảng trường còn có một đài phun nước nhiều màu sắc cao 364 m, đài phun nước này được xây dựng để tưởng nhớ tới chiến công của tướng quân Lee Sun Shin trong trận thủy chiến với quân đội Nhật Bản. Quảng trường Gwanghwamun là địa điểm hấp dẫn khách du lịch nhất tại thủ đô Seoul bởi nơi đây thường xuyên diễn ra các hội chợ từ thiện lớn, cũng như các buổi biểu diễn ngoài trời. Du khách có thể tản bộ ngắm cảnh, hay mua bán những món đồ tại chợ và thưởng thức sân khấu nghệ thuật truyền thống của xứ sở kim chi ngay tại quảng trường này.

Quảng trường Seoul là một quảng trường lớn nằm ở phía trước Tòa thị chính Seoul tại Taepyeongno, Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc. Quảng trường được Chính quyền Thành phố Đặc biệt Seoul mở cửa trở lại vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, với mục đích cung cấp một không gian mở cho du khách và người dân Seoul. Đây là một phần của dự án cải tạo thân thiện với môi trường của Thành phố Seoul như Cheonggyecheon và Quảng trường Gwanghwamun.[2]

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 19-8-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 19-8

Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

- Ngày 19-8-1945 được xác định là Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong bão táp cách mạng, lực lượng công an nhân dân đã góp công lớn trong việc bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ chống thù trong giặc ngoài. Ngày nay, lực lượng Công an nhân dân càng thấm nhuần 6 lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức nâng cao tinh thần cảnh giác, tiến công địch trên mọi mặt, nỗ lực xây dựng và phát triển lực lượng, dựa vào sức mạnh tổng hợp, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Với thành tích xuất sắc, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều danh hiệu cao quý khác.

(Theo baochinhphu.vn, baothainguyen.vn)

- Ngày 19-8-1919: Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.

- Ngày 19-8-1922, Báo “L’Humanité” (Nhân đạo) đăng bài “Chủ nghĩa cộng sản và thanh niên Trung Quốc” của Nguyễn Ái Quốc giới thiệu tiến trình và những mốc phát triển của phong trào thanh niên ở Trung Quốc nhân Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản toàn Trung Quốc vừa họp thành công 3 tháng trước (5-1922).

- Ngày 19-8-1947, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi đồng bào toàn quốc” và “Thư gửi đồng bào Việt Bắc”. Với đồng bào cả nước, Bác phân tích: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân... đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hòa và thống nhất độc lập. Noi gương Cách mạng 1776 của Mỹ, Cách mạng Tháng Tám tranh tự chủ chống ngoại xâm. Cũng như Cách mạng 1789 của Pháp, Cách mạng Tháng Tám thực hành lý tưởng: Bình đẳng, Tự do, Bác ái. Theo gót Cách mạng 1911 của Trung Quốc, Cách mạng Tháng Tám thực hiện chủ nghĩa: Dân tộc, dân quyền, dân sinh”.

Còn trong thư gửi đồng bào của căn cứ địa cách mạng, Bác viết: “Đồng bào Việt Bắc đã có một lịch sử cách mạng rất vẻ vang. Xưa kia cụ Hoàng Hoa Thám và những vị anh hùng khác đã dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp suốt mấy mươi năm. Gần đây Việt Bắc là căn cứ địa oai hùng của Quân giải phóng để chống Nhật, kháng Pháp… Có sự vẻ vang đó là vì toàn thể đồng bào Việt Bắc: Kinh, Thổ, Mán, Nùng, Mèo, v.v... ai cũng yêu nước, ai cũng không chịu làm nô lệ, ai cũng đoàn kết, ai cũng hăng hái ủng hộ cách mạng”.

Cũng trong thời gian này, Bác Hồ còn viết “Thư gửi Nhi đồng toàn quốc” căn dặn: “… Việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Tuổi các cháu còn nhỏ, thì các cháu làm những công việc nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to. Bác mong các cháu làm việc và học hành, cho xứng đáng là nhi đồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thống nhất và độc lập”.

- Ngày 19-8-1950, trong “Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm Cách mạng Tháng Tám và Ngày Độc lập 2-9”, Bác viết: Nước ta vừa độc lập được 5 năm, đã 5 năm nhân dân ta kháng chiến. Chúng ta quyết hy sinh cực khổ để cho nước nhà độc lập, thống nhất và con cháu ta được hưởng tự do, hạnh phúc muôn nghìn đời về sau”, và nêu tấm gương: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một con người rất ưu tú của Tổ quốc... Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân...

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010)

“Muốn ăn quả tốt, phải trồng cây to”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Ngày Độc lập”, Bác viết ngày 19- 8- 1950.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt nam Dân chủ Công hòa - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, dân chủ, Đảng ta từ một Đảng bất hợp pháp trở thành một Đảng nắm chính quyền, đưa dân tộc ta lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới. Song, chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là trước dã tâm quay lại cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Trước bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút về căn cứ địa Việt Bắc để bảo toàn và phát triển lực lượng, chỉ đạo cả nước trường kỳ kháng chiến và quyết định mở Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 (Chiến dịch Lê Hồng Phong 2) nhằm phá thế bị cô lập ở căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ; mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho quân đội ta, khi đó vẫn chủ yếu thực hiện cách đánh du kích, còn thiếu kinh nghiệm tác chiến quy mô lớn.

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo trường kỳ kháng chiến của Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chung sức, đồng lòng, kề vai sát cánh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, thắng không kiêu, bại không nản, tiến hành cuộc kháng chiến ba nghìn ngày, với tinh thần: “Dù bom đạn xương tan thịt nát / Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…” đã làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, là lực lượng nòng cốt cùng với toàn Đảng, toàn dân làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã trở thành động lực to lớn cổ vũ toàn quân đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc. Đảng bộ Quân đội và toàn quân luôn mẫu mực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chấp hành tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nội bộ đoàn kết thống nhất cao, có chuyển biến quan trọng về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của toàn quân không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước; luôn là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 30 ngày 19-8-1951 đã đăng “Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và ngày Độc lập".

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 2237 ngày 19-8-1967 đã trích Lời Hồ Chủ tịch "Vì độc lập của Tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn."