Trường Có Ngôn Ngữ Hàn

Trường Có Ngôn Ngữ Hàn

Với sự bùng nổ đầu tư và giao thoa văn hoá Việt – Hàn, Ngôn ngữ Hàn đang là ngành học có sức hút mạnh mẽ với giới trẻ Việt trong những năm gần đây. Minh chứng là mỗi năm, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn không ngừng tăng. Vậy bạn có thắc mắc ngành ngôn ngữ Hàn là gì? Học ngôn ngữ Hàn có khó không? Ai hợp với ngành ngôn ngữ Hàn? Tất cả sẽ được Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Với sự bùng nổ đầu tư và giao thoa văn hoá Việt – Hàn, Ngôn ngữ Hàn đang là ngành học có sức hút mạnh mẽ với giới trẻ Việt trong những năm gần đây. Minh chứng là mỗi năm, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Hàn không ngừng tăng. Vậy bạn có thắc mắc ngành ngôn ngữ Hàn là gì? Học ngôn ngữ Hàn có khó không? Ai hợp với ngành ngôn ngữ Hàn? Tất cả sẽ được Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Học ngành Ngôn ngữ Hàn có khó không?

Học một ngôn ngữ mới chưa bao giờ là dễ dàng, và tiếng Hàn cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, mức độ khó còn phụ thuộc vào khả năng, năng khiếu và sự kiên trì của từng người. Khi mới tìm hiểu về Ngôn ngữ Hàn, nhiều người sẽ thấy rằng học tiếng Hàn khó vì là ngôn ngữ tượng hình sẽ rất khó để học và nhớ mặt chữ, và đó hầu hết đều nhận định của những người chưa học tiếng Hàn. Thực tế không phải vậy, khi bắt đầu học mới thấy bảng chữ cái và phát âm tiếng Hàn cực kỳ đơn giản, khoa học, dễ nhớ và dễ thuộc.

Bảng chữ cái Hàn Quốc, còn gọi là Hangul gồm 40 chữ cái (21 nguyên âm và 19 phụ âm), các chữ cái này kết hợp lại với nhau tạo thành từ vựng, viết sao đọc vậy như tiếng Việt vậy thôi, thậm chí còn đơn giản hơn tiếng Việt ở chỗ nó không có thanh dấu.

Học tiếng Hàn khó nhất chính là ngữ pháp. Ngữ pháp tiếng Hàn khá phức tạp, cấu trúc câu bị đảo ngược hoàn toàn so với tiếng Việt và ngành ngôn ngữ Anh, vì vậy người Việt học tiếng Hàn sẽ gặp một số khó khăn trong thời gian đầu. Hơn nữa, ngữ pháp tiếng Hàn được phân chia rất tỉ mỉ theo từng tình huống cụ thể, đòi hỏi người học phải biết nắm bắt chính xác ngữ cảnh mà mình muốn nói, hoặc nghe được là như thế nào để dùng cấu trúc câu cho thực sự hợp lý.

Đến đây chắc nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi không biết ngành Ngôn ngữ Hàn hợp với ai, liểu bản thân mình có hợp để theo đuổi ngành Ngôn ngữ Hàn hay không? Thực tế, để học tốt ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

a. Thực sự yêu thích ngôn ngữ Hàn và văn hóa Hàn Quốc

Ngôn ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêng thực chất là ngành học không khó, tuy nhiên nó lại đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của người học. Vì vậy, nếu bạn chỉ đơn giản là đu trend bạn bè hoặc vì thích một idol nào đó thôi thì nó sẽ khiến bạn rất dễ nản chí trong quá trình học, thậm chí còn bỏ dở giữa chừng.

Bạn cần phải chắc chắn được rằng bạn có thật sự yêu thích ngôn ngữ đó không. Bởi nếu được học tập bộ môn yêu thích thì chắc chắn bạn sẽ luôn tìm ra được hứng khởi trong lúc học. Hơn thế nữa, việc học sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn coi việc học một ngôn ngữ mới là đam mê. Lúc đó, bạn sẽ có thể dành thời gian, công sức để học nó mỗi ngày, mỗi giờ và chính bởi vậy khả năng ngoại ngữ của bạn cũng sẽ ngày một được nâng cao.

c. Mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế

Đương nhiên, nếu bạn nghĩ học ngôn ngữ Hàn đơn giản chỉ là biết thì không nên theo đuổi vì nó sẽ lãng phí thời gian, công sức và tài chính của bạn. Tuổi trẻ của chúng ta ngắn lắm, vậy nên đừng để hoài phí 3 – 4 năm ăn học và sau không để làm gì. Bạn nên đặt ra đích đến là được làm việc trong một môi trường làm việc quốc tế năng động với mức thu nhập hấp dẫn thì bạn sẽ nhiều động lực hơn trong học tập.

Nếu bạn không sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc, thì dù có tập luyện chăm chỉ đến đâu cũng không thể khẳng định được rằng bạn có thể nói chuẩn như người bản ngữ 100%. Vì vậy, có khả năng diễn đạt tốt là một trong những kỹ năng quan trong khi bạn muốn theo học ngành ngôn ngữ Hàn Quốc. Bởi khi bạn diễn đạt lưu loát, trôi chảy dù chưa thể nói tròn vành rõ chữ, đúng ngữ pháp người nghe có thể hiểu bạn nói gì. Việc sở hữu tư duy tốt trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt thông tin là một lợi thế cho các bạn đam mê ngoại ngữ nói chung và ngành Tiếng Hàn nói riêng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin nhằm giải đáp cho bạn những thắc mắc về ngành ngôn ngữ Hàn là gì? Học ngành ngôn ngữ Hàn có khó không? Ngành ngôn ngữ hợp với ai? Hy vọng với bài viết này của Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội thì các bạn có thể hiểu thêm về ngành.

[VOV2] - Trường Đại học Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học 2023 theo kết quả thi THPT. Theo đó, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc có mức điểm chuẩn cao nhất 36.15, tiếp đó là ngành ngôn ngữ Trung Quốc 35.75.

Theo công bố của Trường Đại học Hà Nội, các ngành đào tạo truyền thống của trường đều duy trì mức điểm chuẩn ổn định so với năm ngoái. Cụ thể, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc có mức điểm chuẩn cao nhất 36.15 (theo thang điểm 40). Tiếp đó là ngành ngôn ngữ Trung Quốc: 35.75; Ngôn ngữ Anh 35.38; Ngôn ngữ Nhật 34.59.

Các ngành ngôn ngữ Pháp, Bồ Đào Nha, Italia, Nga, Đức... có mức điểm chuẩn dao động từ 31 đến trên 33 điểm.

Ngành Marketing (dạy bằng tiếng Anh) có mức điểm chuẩn 35.05; Ngành truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh) có mức điểm chuẩn 25.94 (theo thang điểm 30).

Điểm chuẩn chi tiết các ngành, chương trình đào đạo của Trường Đại học Hà Nội năm 2023:

Năm 2023, Trường đại học Hà Nội tuyển sinh Đại học chính quy hơn 2.800 chỉ tiêu cho 26 ngành/chương trình đào tạo.

Trường tuyển sinh theo 3 phương thức, gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển kết hợp; Xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

b. Ham học hỏi, năng động và hướng ngoại

3 tố chất không thể thiếu của những bạn học các chuyên ngành về ngoại ngữ đó là ham học hỏi, năng động và hướng ngoại. Chúng sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình học tập của các bạn, giúp các bạn thúc đẩy khả năng tìm tòi, học hỏi của bản thân, năng động giúp bạn chủ động trong mọi tình huống và tính hướng ngoại sẽ giúp bạn mở rộng tư duy về sự hội nhập văn hóa, từ đó thúc đẩy cho quá trình học tập tốt hơn.