Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, bức tranh Đám cưới chuột là một đề …
Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, bức tranh Đám cưới chuột là một đề …
Trường Đại học Havard được đặt theo tên John Harvard, người đã hiến một nửa gia tài và thư viện với 320 bộ sách học thuật của mình cho trường.
Khi đến Harvard, bạn sẽ rất ấn tượng với bức tượng của ông John Harvard đậm chất nghệ thuật. Chính vì thế, đây là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch và đặc biệt là các bạn sinh viên đến chiêm ngưỡng.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có cơ hội chứng kiến vẻ đẹp hùng vĩ của những tòa nhà màu đỏ gạch, vừa mang nét cổ kính lại vừa hiện đại thể hiện phong cách nghệ thuật tinh tế của ngôi trường cùng với một hệ thống giao thông, trung tâm mua sắm và nhà sách cao cấp, hiện đại.
Khu kiến trưc nổi bật là hội trường Memorial Hall với lối kiến trúc độc đáo, cổ điển và vô cùng xa hoa, tráng lệ hay đến tham quan thư viện Widener Library – thư viện trong trường học lớn nhất của thế giới bao gồm 16 triệu cuốn sách với đầy đủ các thể loại khác nhau và vô số các tài liệu quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của sinh viên ở đây. Đại học Harvard cũng sở hữu nhiều khu luyện tập thể dục thể thao dành cho nhân viên; khu nội trú trong trường bên cạnh dòng sông Charles.
Đặc biệt, trường Đại học Harvard nổi tiếng với khuôn viên rộng 85 ha với nhiều thảm cỏ xanh mướt và cây cối bao bọc xung quanh, cùng những con đường nhỏ nhắn quanh co tạo nên một khung cảnh lãng mạn và cảm giác yên bình khi được học tập, làm việc tại đây. Vì thế, Harvard là nơi thường xuyên được sử dụng làm bối cảnh cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, văn học, điện ảnh và nhiều lĩnh vực văn hóa lịch sử khác.
Với những thông tin vừa chia sẻ, bài viết hi vọng đã đem đến tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu Đại học Havard ở đâu cũng như một số nét chính về ngôi trường nổi tiếng nhất thế giới này!
Xem thêm >> “Điểm danh” những cựu sinh viên nổi bật của Đại học Havard
Trường Đại học Harvard tọa lạc ở thành phố Cambridge, thuộc bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Đây là một trong các cơ sở đào tạo đại học đầu tiên ở châu Mỹ. Không những nổi tiếng trên thế giới về chất lượng giáo dục, trường Đại học Harvard còn sở hữu một vẻ đẹp tuyệt vời và thu hút nhiều du học sinh đến học tập cũng như khách du lịch tới tham quan.
Trường Đại học Harvard tọa lạc ở thành phố Cambridge, thuộc bang Massachusetts, Hoa Kỳ
Khu Harvard Yard là nơi đặt các tòa nhà hành chính, các thư viện chính của đại học, và các khu học thuật và phần lớn các khu kí túc xá của tân sinh viên. Sinh viên năm hai, năm ba và năm tư sống trong 12 khu nhà nội trú, trong đó có 9 khu nằm về phía Nam Harvard Yard, dọc theo hoặc gần sông Charles. Ba khu nội trú còn lại nằm ở trong khu dân cư lân cận cách Harvard Yard khoảng nửa dặm về phía Tây Bắc.
Năm học 2022- 2023, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 525 học sinh vào 15 lớp 6. Đây cũng là trường duy nhất ở TP.HCM khảo sát tuyển sinh đầu vào lớp 6.
Năm nay, có hơn 3.500 thí sinh đăng ký khảo sát, giảm so với những năm trước khoảng 500 học sinh (nhiều năm gần đây, số thí sinh đăng ký khảo sát luôn ở mức hơn 4.000 em). Thí sinh làm bài thi khảo sát vào ngày 25/6 trong thời gian 90 phút với tổng điểm của hai phần thi là 100, trong đó trắc nghiệm chiếm 40 điểm, tự luận 60 điểm.
Quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở đâu?
Rải rác trên nhiều nguồn tài liệu, đến nay có 3 nguồn thông tin về quê hương của Trần Quang Diệu: Bình Ðịnh, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của Trần Quang Diệu?
Mộ Trần Quang Diệu ở An Hải (Đà Nẵng).
Tạp chí Xưa & Nay số 517 đăng bài “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu” của nhà nghiên cứu (NNC) Đặng Quý Địch. Bài viết có một số nội dung chính sau:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhà thơ Quách Tấn đã đến thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân gặp ông Trần Sử (Tộc trưởng họ Trần và là người giữ bộ gia phả họ Trần) và năm 1965 đã biên soạn sách “Nước non Bình Định”, trong đó viết: “Mộ nằm trong ấp Vạn Hội thuộc xã Ân Tín. Trên một nấm gò cao trước mộ, dựng một tấm bia xây bằng đá, mặt khắc chìm bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Đó là ngôi tổ mộ của Trần Quang Diệu”.
Đến năm 2011, ông Trần Văn Qui ở thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tự nhận là hậu duệ danh tướng Trần Quang Diệu, mang tập Trần Tộc Gia Phả bằng chữ Hán đến nhờ NNC Đặng Quý Địch dịch. Theo gia phả, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765), hậu duệ họ Trần là Trần Văn Tuấn vào cư ngụ ở Bồng Sơn - Hoài Nhơn và là đời thứ 1 họ Trần ở Vạn Hội. Cụ Trần Văn Tuấn từng giữ chức Hàn Lâm Tri chế cáo, sau thăng Đại Tư Mã. Cụ Tuấn sinh 6 con trai, 3 con gái, lập 4 phái nam thuộc đời thứ 2. Thân tộc họ Trần ở Vạn Hội từ đời thứ 1 đến đời thứ 5 có nhiều người làm quan dưới thời các chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Thành Thái…
Đáng chú ý tại tờ 8a của gia phả ghi: “Con trai út của ông Thượng thư Bộ binh Trần Văn Tuấn là ông cố họ Trần, tên kiêng cữ là Điện, là nhà Nho lánh đời, không làm quan… Sinh hạ một trai là Trần Văn Kê”. Ông Trần Văn Qui cho NNC Đặng Quý Địch biết: Các bậc trưởng lão họ Trần xưa nay ở Vạn Hội mật truyền rằng, cụ Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu nhưng ghi là Điện, nhằm che giấu để con trai (Trần Văn Kê) khỏi bị Gia Long giết…
Bia mộ Trần Gia Tổ Sơn ở Ân Tín, Hoài Ân.
Những câu hỏi cần được làm sáng tỏ
Qua bài viết “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu”, chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
1- Đọc lại sách “Nước non Bình Định” của Quách Tấn, chúng tôi không thấy có dòng nào tác giả cho biết đã gặp ông tộc trưởng Trần Sử. Bên cạnh đó, 4 chữ khắc trên tấm bia của “ngôi mộ tổ họ Trần” ở Vạn Hội được tác giả Quách Tấn ghi là Trần Gia Tổ Sơn (không phải là Trần Gia Tổ Cơ như bài báo đã dẫn). Đáng lưu ý, tác giả Quách Tấn cho biết: “Nhà Tây Sơn bị diệt, nhà Nguyễn lên ngôi Cửu Ngũ. Nhà họ Trần sợ, đốt hết giấy tờ thời trước. Tập gia phả phái họ Trần Bình Định do đó cũng thành mây”… Điều đó chứng tỏ, Quách Tấn chưa hề gặp ông Trần Sử và cũng chưa hề được xem tập Trần Tộc Gia Phả…
2- Theo NNC Đặng Quý Địch, bộ gia phả họ Trần ở Vạn Hội được soạn vào năm Thành Thái thứ 4 (1892) và người soạn bộ gia phả là ông Trần Văn Huệ, nguyên Tri châu Hoài Ân (?). Thế nhưng, trang 5b của gia phả lại có đoạn: “Ngụ quán của ông Trần Văn Tuấn là ấp Vạn Hội huyện Bồng Sơn… Mộ ông tại thôn Vạn Hội I. Trước mộ có bia đá khắc bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Có Từ đường tại thôn Vạn Hội I do tộc trưởng Trần Sử giám phụng” (?). Như vậy, từ xa xưa đã có ông Trần Sử là tộc trưởng họ Trần ở Vạn Hội - Ân Tín, thì làm sao vào những năm 50 của thế kỷ XX lại có ông tộc trưởng Trần Sử để nhà thơ Quách Tấn “gặp” (?).
3- Theo ông Trần Văn Qui , “các bậc trưởng lão họ Trần ở Vạn Hội mật truyền cụ Trần Văn Điện có tên trong gia phả chính là danh tướng Trần Quang Diệu”. Điều này rất đáng hồ nghi, bởi theo chính sử, gia đình Trần Quang Diệu chỉ có duy nhất 1 người con gái và đã bị Gia Long cho voi quật chết. Ngược lại, theo gia phả, ông Trần Văn Điện chỉ có duy nhất 1 con trai (Trần Văn Kê) và không có con gái? Luận cứ để có thể cho rằng Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu rất mơ hồ.
4- Theo gia phả, hầu hết các “nhân vật” trong dòng họ Trần ở Vạn Hội đều theo phò nhà Nguyễn và đều giữ những cương vị quan trọng (?). Vậy sao tên tuổi của các “nhân vật” trên không thấy sử sách ghi nhận? Một gia đình phụng sự nhà Nguyễn mà lại có một danh tướng như Trần Quang Diệu, chẳng lẽ Gia Long và các triều đại nhà Nguyễn lại không biết? Tại sao họ Trần ở Vạn Hội có một “phần tử đối nghịch” như Trần Quang Diệu mà các “nhân vật” trong dòng họ là cha, anh ruột vẫn được nhà Nguyễn trọng dụng?
5- Ngoài những tồn nghi trên, bộ gia phả còn bộc lộ khá nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn, theo gia phả, từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông Trần Văn Tuấn đã giữ chức Hàn Lâm tri chế cáo, rồi thăng đến Đại Tư mã (?). Nhưng trong quan chế nhà Nguyễn không có chức danh này, mà chỉ có ở triều Tây Sơn. Một chi tiết cũng đáng nghi ngại là việc ông Trần Văn Bạt, sau khi chết trận được tặng Thị Độc học sĩ (một chức dành cho quan văn)?
Các nhà khoa học nên nghiên cứu thêm
Từ những cứ liệu ở trên có thể đặt dấu hỏi lớn về việc họ Trần ở Ân Tín cho rằng “nhân vật” Trần Văn Điện chính là danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Thật ra, năm 1987, GS - TSKH Vũ Minh Giang đã về Vạn Hội và cả thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi để khảo cứu. Từ chuyến khảo cứu này, GS Vũ Minh Giang xác định: Trần Quang Diệu quê ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Dòng họ này đến đời thứ 4 thì dời đến Tú Sơn- Đức Lân khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp. Họ Trần ở Kim Giao và Tú Sơn thường xuyên qua lại và cùng thờ Trần Quang Diệu.
Đáng lưu ý, đầu năm 1996, Bảo tàng Đà Nẵng và Hội sử học Đà Nẵng ra thông báo: “Danh tướng Trần Quang Diệu là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam), nay thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Thông báo trên dựa trên bộ gia phả do con cháu Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng lưu giữ. Thậm chí, tại đây có cả mộ của Trần Quang Diệu.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, thông tin về quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng vẫn còn nhiều điểm tồn nghi. Chẳng hạn như các thông tin: Trần Quang Diệu tên thật là Trần Văn Đạt, sinh năm 1760; con trai út tên là Trần Văn Long (vì lẩn tránh nhà Nguyễn nên đổi thành Nguyễn Văn Quang)… Theo nhiều nguồn sử liệu thì Trần Quang Diệu sinh năm 1746 và năm 1773 đã tham gia đánh thành Quy Nhơn. Vậy, nếu Trần Quang Diệu sinh năm 1760, không lẽ khi đánh thành Quy Nhơn Trần Quang Diệu mới 13 tuổi?
Như vậy, đến nay, có 3 nguồn thông tin về quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu: Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu? Câu hỏi này cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để khẳng định.
Là ngôi trường nổi danh nhất thế giới, Đại học Havard ở đâu là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu Đại học Havard nằm ở bang nào của Mỹ cũng như những thông tin về ngôi trường này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.