Cá ngừ bông đông lạnh là một trong những loại thủy sản luôn được săn đón trên thị trường thủy sản quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ. Hôm nay, Công ty Southern Fresh Foods chúng tôi xin hướng dẫn những thủ tục cần thiết và những điều kiện cần và đủ để xuất khẩu cá ngừ bông đông lạnh đi Mỹ. Để một đơn hàng cá ngừ bông đông lạnh xuất khẩu Mỹ cần trải qua nhưng bước như sau:
Cá ngừ bông đông lạnh là một trong những loại thủy sản luôn được săn đón trên thị trường thủy sản quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ. Hôm nay, Công ty Southern Fresh Foods chúng tôi xin hướng dẫn những thủ tục cần thiết và những điều kiện cần và đủ để xuất khẩu cá ngừ bông đông lạnh đi Mỹ. Để một đơn hàng cá ngừ bông đông lạnh xuất khẩu Mỹ cần trải qua nhưng bước như sau:
Khi bạn có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng cá ngừ bông xuất khẩu đi Mỹ, xin quý khách hãy tin tưởng lựa chọn nhà cung cấp Southern Fresh Foods chúng tôi, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thủy sản đông lạnh xuất đi Mỹ. Chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp cá ngừ bông được cấp đông lạnh đảm bảo chất lượng, uy tín, giá cả phải chăng, quy trình sản xuất và xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn FDA.
Theo thống kê từ VASEP, ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cá ngừ, nên trong quý I/2024, các sản phẩm cá ngừ đã xuất được sang hơn 80 thị trường (trong khi năm ngoái là 70 thị trường) với sự tăng trưởng ở hầu hết các nhóm sản phẩm, đặc biệt là nhóm mặt hàng cá ngừ đóng hộp lại tăng mạnh 53%. Nâng tỷ trọng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, ở mức gần tương đương so với các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh, mang về nguồn kim ngạch hơn 220 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Các thị trường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của cá ngừ Việt Nam phải kể đến là: Mỹ, Ba Lan, Canada, Bồ Đào Nha…
Sản phẩm cá ngừ đóng hộp ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024. Ảnh: Nguyễn Hưng
Cụ thể, tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này sau khi tăng mạnh trong tháng 1 đã sụt giảm nhẹ 8% trong tháng 2. Tuy nhiên, đến tháng 3, thời điểm mà Hội chợ thủy sản Bắc Mỹ đã diễn ra, tạo thời cơ thuận lợi cho tiêu thụ giao thương thủy sản nên sản phẩm cá ngừ đã có bước chuyển biến tốt, trong khi xuất khẩu các nhóm sản phẩm cá ngừ sang thị trường Mỹ giảm thì sản phẩm cá ngừ đóng hộp tiếp tục tăng trưởng tốt.
Tại khối thị trường EU, hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam có sự đối lập giữa một số thị trường, đó là sự giảm nhẹ tại Đức và Hà Lan nhưng lại tăng trưởng mạnh tại Italy hay Ba Lan so với cùng kỳ. Hiện Ba Lan chiếm gần 2% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 4 của Việt Nam trong khối EU. Hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng 786% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 2 triệu USD. Trong các mặt hàng xuất khẩu, cá ngừ đóng hộp và thịt/loin cá ngừ đông lạnh là 2 nhóm sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường này. Trong đó, cá ngừ đóng hộp là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Ba Lan.
Với các nước trong khối thị trường tham gia Hiệp định CPTPP, tình hình giao thương của mặt hàng cá ngừ của Việt Nam khá tốt; khi xuất khẩu cá ngừ sang Canada và Chile đang tăng phi mã trong quý I, lần lượt là 146% và 116%. Theo đó, Canada hiện đang nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh và cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam. So với cùng kỳ, xuất khẩu cả 2 nhóm sản phẩm này đều tăng, lần lượt là 150% và 25%.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Việt Nam là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 3 cho Canada trong năm 2023, sau Thái Lan và Italy. Năm qua, nhập khẩu cá ngừ của Canada từ các nguồn cung chính phần lớn đều giảm.
Tại châu Âu, Bồ Đào Nha là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 6 trong khối EU, đạt hơn 220.000 USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù là con số nhỏ nhưng cũng là sự khởi sắc của sản phẩm cá ngừ Việt Nam sang thị trường này. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang được hưởng ưu đãi về thuế quan theo thỏa thuận trong Hiệp định EVFTA, nhưng vẫn không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc hay Indonesia, những nước đang không được hưởng ưu đãi. Cũng có rất ít doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam tiếp cận được thị trường Bồ Đào Nha. Trong số các doanh nghiệp, Dragon Waves là doanh nghiệp dẫn đầu về nguồn cung cá ngừ Việt Nam cho thị trường này.
Thực tế tình hình xuất khẩu cá ngừ sang các nước EU khác vẫn sẽ gặp khó khăn vì vấn đề “thẻ vàng” IUU khiến việc làm xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu sang EU bị đình trệ. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp vừa thiếu nguyên liệu trong nước vừa khó cả với nguyên liệu nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm cách đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cá ngừ trong nước và nhập khẩu minh bạch.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 728 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Dù xuất khẩu cá ngừ duy trì đà tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại trong những tháng gần đây, đặc biệt trong tháng 9 chỉ tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Israel được xem là thị trường nổi bật trong thời điểm này khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ trong tháng 9/2024 tăng tới 125%. Tuy nhiên, do những bất ổn về mặt chính trị, thị trường này có xu hướng không ổn định. Tính chung đến hết tháng 9, xuất khẩu cá ngừ sang Israel vẫn tăng 52%, đạt gần 53 triệu USD.
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ, một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam, có dấu hiệu chậm lại. Trong tháng 9, giá trị xuất khẩu chỉ tăng 6%, thấp hơn so với các tháng đầu năm. Tuy nhiên, tính lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ vẫn tăng 16%, đạt hơn 275 triệu USD.
Còn tại thị trường EU, sau khi sụt giảm trong tháng 8, xuất khẩu cá ngừ đã phục hồi trong tháng 9 với mức tăng 16%. Tính chung, 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 21%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Italy – thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất tại EU – tiếp tục giảm mạnh trong tháng 9.
Ở thị trường Nhật Bản, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản trong tháng 9 đã tăng 22%, đánh dấu sự phục hồi sau thời gian giảm sút. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này không ổn định khi thị trường này liên tục biến động. Đến hết tháng 9/2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng nhẹ 2%, đạt hơn 24 triệu USD.
Bên cạnh các dấu hiệu tích cực, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong quý cuối năm. Mặc dù giá cước vận tải biển quốc tế đã giảm, đặc biệt là tuyến châu Á đi Bờ Tây nước Mỹ và châu Âu, mang lại cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp, nhưng khó khăn về nguồn nguyên liệu trong nước và tác động từ cuộc xung đột giữa Israel và Iran dự kiến sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng xuất khẩu.
Bốn tháng đầu năm 2024, phile cá tra đông lạnh tiếp tục là mặt hàng cá tra chủ lực xuất khẩu sang Mỹ, chiếm tới 98% tỷ trọng.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 4/2024 tăng tới 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 38 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, Mỹ chi 102 triệu USD để nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, tương ứng tăng 19% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Theo VASEP, kể từ đầu năm tới nay, Mỹ liên tục tăng mạnh nhập khẩu các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng từ Việt Nam. Tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ với kim ngạch 295.000 USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 2, giá trị mặt hàng này xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 114.000 USD, tháng 3 đạt 150.000 USD, tháng 4 đạt hơn 300.000 USD.
Khác với nhu cầu tăng tiêu thụ cá tra giá trị gia tăng, nhập khẩu cá tra đông lạnh trong tháng 4/2024 của Mỹ chứng kiến giảm 72% YoY, đạt 165.000 USD. Tổng xuất khẩu cá tra đông lạnh Việt Nam sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay, đạt gần 1 triệu USD, giảm 28% YoY.
Phile cá tra đông lạnh vẫn là mặt hàng cá tra chủ lực xuất khẩu sang Mỹ. Tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phile đông lạnh sang Mỹ đạt hơn 37 triệu USD, tăng 35% YoY.
Đây là giá trị cao nhất Mỹ nhập khẩu từ đầu năm nay đối với các sản phẩm cá tra thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi).
Tính đến hết tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu phile cá tra đông lạnh sang Mỹ đạt hơn 100 triệu USD, tăng 19% YoY, chiếm 98% tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
VASEP cho rằng, người tiêu dùng Mỹ đang tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá thịt trắng, đặc biệt là cá tra từ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong tháng 4 và trong 4 tháng đầu năm nay có nhiều tín hiệu khởi sắc sau khi liên tục sụt giảm trong năm 2023.
Vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia và giới thiệu các sản phẩm cá tra Việt Nam tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ. Với lợi thế của loài cá thịt trắng thơm ngon, phù hợp chế biến đa dạng món ăn từ fillet đóng gói, sản phẩm đông lạnh đến sản phẩm chế biến sẵn như fish sticks hay fish burgers, đã hấp dẫn được các nhà nhập khẩu đến từ thị trường này.
Bên cạnh đó, việc các nguồn cung cá thịt trắng cho Mỹ đang giảm trong bối cảnh khan hiếm các sản phẩm cá thịt trắng khác như cá rô phi cũng là tín hiệu khả quan cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Về doanh nghiệp, Vĩnh Hoàn hiện là một trong những doanh nghiệp xuất Việt Nam xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Mỹ. Sau mức giảm 20% YoY trong tháng 3, Vĩnh Hoàn đã ghi nhận phục hồi doanh thu tại thị trường này với +33% YoY, lên mức 411 tỷ đồng.
Đối với IDI, mới đây Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả chống bán phá giá cá tra đợt rà soát POR 19, mức thuế của IDI xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm từ 2,39 USD/kg xuống mức 0,18 USD/kg. Điều này góp phần để IDI đưa ra kết quả xuất khẩu cá tra dự kiến năm 2024 là 136,3 triệu USD, tăng 27% so với năm trước.