Tra Cứu Giấy Phép Kinh Doanh Cá Thể

Tra Cứu Giấy Phép Kinh Doanh Cá Thể

Bạn đang tìm kiếm cách tra cứu giấy phép kinh doanh nhanh nhất? Dịch vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật thắc mắc qua bài viết này:

Bạn đang tìm kiếm cách tra cứu giấy phép kinh doanh nhanh nhất? Dịch vụ Thuế 24h sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật thắc mắc qua bài viết này:

Tra cứu thông qua trang Cổng thông tin quốc gia

Bước 1: Truy cập trang web Cổng Thông Tin Quốc Gia tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Tại ô Tìm kiếm ở góc bên phải màn hình, nhập Mã số doanh nghiệp hoặc Mã số thuế.

Nhấn vào biểu tượng kính lúp “Tìm kiếm” hoặc nhấn Enter.

Màn hình sẽ hiển thị kết quả với thông tin cụ thể về doanh nghiệp, bao gồm:

Lưu ý: Thông tin được cập nhật theo cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh

Tùy theo ngành nghề và loại giấy phép sẽ có thời hạn sử dụng cụ thể. Lưu ý, giấy phép kinh doanh có thời hạn tối đa lên đến 50 năm.

Tư Vấn Luật và Dịch Vụ Thuế 24h gợi ý một số ví dụ về thời hạn của một số loại giấy phép kinh doanh thường gặp:

Giấy phép kinh doanh rượu: Là một lĩnh vực thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nên theo quy định của Nghị định 17/2020/NĐ-CP, thương nhân bán buôn rượu trên 5,5 độ phải có giấy phép.

Thời hạn có hiệu lực của giấy phép sản xuất rượu thủ công cho mục đích kinh doanh, giấy phép phân phối rượu, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm (Khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP).

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Thời hạn là 03 năm kể từ ngày cấp. Sau đó cần thực hiện gia hạn hoặc làm thủ tục cấp mới.

Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng: Có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

Giấy phép PCCC (Phòng cháy chữa cháy): Thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Sau thời gian này, cá nhân hoặc tổ chức cần phải gia hạn hoặc làm thủ tục cấp mới để tiếp tục hoạt động với giấy phép PCCC.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Trước ngày 01/04/2020, giấy phép có giá trị hiệu lực trong vòng 7 năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hiện nay không còn quy định thời hạn cụ thể đối với Giấy phép kinh doanh vận tải.

Giấy phép hoạt động công ty tài chính, cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói chung: Có thời hạn không quá 50 năm (căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2015/TT-NHNN)

Tra cứu giấy phép kinh doanh bằng mã số thuế

Mã số thuế là mã số định danh duy nhất được cấp cho mỗi doanh nghiệp sau khi họ hoàn tất thủ tục đăng ký thuế. Tra cứu giấy phép kinh doanh bằng mã số thuế giúp kiểm tra tính hợp pháp của doanh nghiệp và cung cấp thông tin cụ thể về giấy phép kinh doanh, bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề, thời hạn giấy phép,…

Bạn có thể thực hiện tra cứu thông tin doanh nghiệp qua trang web của Tổng cục Thuế Việt Nam tại https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp. Các thông tin liên quan đến giấy phép kinh doanh sẽ được hiển thị, bao gồm cả danh sách các chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp (nếu có).

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trang web masothue.com để tra cứu thông tin giấy phép kinh doanh bằng mã số thuế.

Đăng ký giấy phép kinh doanh uy tín với Dịch vụ Thuế 24h

Dịch vụ Thuế 24h là đối tác đáng tin cậy trong các dịch vụ pháp lý – kế toán chuyên nghiệp, với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm đã phục vụ hàng nghìn doanh nghiệp lớn, nhỏ trên cả nước với các dịch vụ như dịch vụ thành lập công ty trọn gói, hỗ trợ thủ tục xin giấy phép com,… Tại Dịch Vụ Thuế 24h, chúng tôi tập trung cung cấp các dịch vụ về đăng ký kinh doanh bao gồm:

Với cam kết nhận trả hồ sơ tận nhà và tư vấn miễn phí, Dịch vụ Thuế 24h đặt lợi ích của quý khách hàng lên hàng đầu.

Đội ngũ luật sư đầu ngành của chúng tôi đảm bảo mang đến cho khách hàng những trải nghiệm uy tín nhất: Hỗ trợ nhanh chóng về thông tin quy định pháp luật, quy trình đăng ký kinh doanh, thời hạn cấp giấy phép kinh doanh, hay kinh doanh quán ăn cần giấy phép gì,… Từ đó, giúp quý khách hàng hiểu rõ và thực hiện đúng theo các quy định, đảm bảo sự thuận lợi và tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật.

Thế nào là giấy phép kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh (Business License) là một văn bản chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước cấp cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể để họ có thể hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể đã đăng ký.

Thực tế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng như các loại giấy phép con được nhiều người gọi chung là giấy phép kinh doanh. Thông thường, giấy phép kinh doanh thường được cấp sau khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp.

Tên thường gọi khác của giấy phép kinh doanh là giấy phép con. Như vậy, chỉ khi cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề kinh doanh thì mới được cấp giấy phép này.

Xin lưu ý, giấy phép đăng ký kinh doanh có thể được cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như:

Bạn là chủ một công ty phân phối và bán lẻ thiết bị điện tử. Như vậy, để thực hiện hoạt động kinh doanh này hợp pháp, bạn cần có giấy phép kinh doanh từ cơ quan quản lý sau khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp. Nội dung cơ bản trên giấy phép kinh doanh thường bao gồm:

Sau đây Dịch vụ Thuế 24h tổng hợp một số minh họa giấy phép kinh doanh ở nhiều ngành nghề cho bạn đọc tham khảo!

Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên Mẫu giấy phép kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần

Hướng dẫn cách tra cứu số giấy phép đăng ký kinh doanh

Để tra cứu thông tin doanh nghiệp trên mạng quốc gia chính xác nhất, có 2 cách phổ biến hiện nay đó là: tra cứu thông qua trang Cổng thông tin quốc gia và tra cứu thông qua trang web của Tổng cục thuế.

Cách xử lý khi nội dung trên Giấy phép kinh doanh chưa chính xác so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi phát hiện Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không chính xác so với hồ sơ đăng ký, có hai trường hợp xử lý như sau:

Nếu là doanh nghiệp phát hiện sai sót:

Nếu là Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện sai sót:

Ví dụ: Một doanh nghiệp tên ABC Corp. đăng ký kinh doanh với địa chỉ trụ sở chính tại Đường XX, Xã Tân Phước, Huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong quá trình kiểm tra, Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện rằng trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính bị ghi sai thành: huyện Tân Thanh, Bà Rịa – Vũng Tầu.

Trong trường hợp này, khi Phòng ĐKKD kiểm tra và phát hiện lỗi về địa chỉ trụ sở chính, Phòng gửi thông báo hiệu đính thông tin đến ABC Corp. Và trong thời hạn 03 ngày làm việc, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với địa chỉ chính xác là Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngoài ra, nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bạn đã cũ, hư hỏng hoặc không may làm mất, thì cũng có thể làm thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh nhanh chóng tại đây.

Tra cứu thông qua trang web của Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập trang web của Tổng cục thuế tại http://tracuunnt.gdt.gov.vn/

Bước 2: Tại ô tìm kiếm, nhập mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu. Sau đó, nhập mã xác nhận và nhấn “Tra cứu”.

Trường hợp không nhớ mã số thuế của công ty bạn, Dịch vụ Thuế 24h mách bạn một mẹo nhanh chóng và dễ dàng để tra nhanh mã số thuế online trong vòng 1 giây.

Bạn chỉ cần: Mở công cụ tìm kiếm Google >  gõ “mst + tên công ty cần tìm”

Kết quả trả về sẽ hiển thị các thông tin cụ thể về doanh nghiệp, bao gồm:

Xem số giấy phép kinh doanh ở đâu?

Để tra cứu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần kiểm tra mã số kinh doanh của hộ kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh cụ thể mà số giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau như: